Miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài

 Người nước ngoài được doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài cử sang làm việc tại Việt Nam có phải xin cấp Giấy phép lao động?

Theo quy định của Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì Người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam cần có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Trong trường hợp người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam, đồng thời người sử dụng lao động nước ngoài mà không có Giấy phép lao động cũng có thể bị xử phạt lên đến 45.000.000 đồng. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều phải xin cấp giấy phép lao động

Một trong các trường hợp được miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài là trường hợp người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO được quy định tại Thông tư số 35/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ Công thương.

Miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài

1. Căn cứ xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO không thuộc diện cấp giấy phép lao động bao gồm:

  • Doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam (tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh)
  • Hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ thuộc phụ lục của Thông tư 35/2016/TT-BCT;
  • Người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.

 Lưu ý: Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp ở các vị trí như:  nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật. Nhưng vị trí phổ biến hiện nay thường là vị trí nhà quản lý (người đại diện theo pháp luật) trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc Trưởng văn phòng đại diện của các Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

2. Hồ sơ xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

- Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động (theo mẫu);

- Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài (theo mẫu);

- Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

  • Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người lao động sang làm việc tại Việt Nam có nêu vị trí công việc, chức danh công việc và thời gian làm việc (cụ thể: Quyết định/Thư trao quyền/bổ nhiệm hoặc Quyết định/Thư điều động nội bộ);
  • Bằng cấp, Văn bản xác nhận kinh nghiệm là Nhà quản lý, Giám đốc điều hành, Chuyên gia hoặc Lao động kỹ thuật
  • Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang làm việc tại Việt Nam (cụ thể: Hợp đồng lao động; Quyết định tuyển dụng; Giấy chứng nhận nộp thuế hoặc bảo hiểm của người lao động nước ngoài)

Lưu ý: Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận hoạt động của văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

- Bản sao chứng thực Hộ chiếu của người lao động nước ngoài

- Ảnh 3x4 (nền trắng)

3. Trình tự, thủ tục xin xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

- Bước 1: Doanh nghiệp nộp báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài theo mẫu tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp tỉnh

- Bước 2: Trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài thường xuyên làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

- Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Dịch vụ tư vấn cấp Giấy miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài của Văn phòng luật sư Tâm Việt – TVLaw

- Tư vấn miễn phí các quy định của pháp luật hiện hành về miễn giấy phép lao động và các trường hợp được miễn giấy phép lao động

  • Tư vấn trình tự, thủ tục và chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ để xin cấp giấy miễn giấy phép lao động

- Nộp hồ sơ xin cấp giấy miễn giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Nhận Giấy miễn giấy phép lao động và bàn giao cho khách hàng

Quý khách nếu gặp vướng mắc về thủ tục cấp giấy phép lao động hoặc thủ tục miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư Tâm Việt – TVLaw theo hotline 0963.116.488 để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây