Quy định về giao dịch chuyển nhượng vốn theo luật cập nhật năm 2018
Giao dịch chuyển nhượng vốn là hành vi cá nhân hay tổ chức đại diện thực hiện giao dịch một phần hay toàn bộ quyền, tài sản và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình cho một công ty, tổ chức hay cá nhân nào đại diện cho bên nhận. Theo Điều 53 luật doanh nghiệp 2014, các quyền và nghĩa vụ này sẽ được định giá bằng tiền hoặc các giá trị vật chất khác tương ứng theo thỏa thuận của bên chuyển nhượng va bên nhận chuyển nhượng.
Chuyển nhượng vốn, xét về hoàn cảnh giao dịch cả hai bên đều có lợi
- Đăt vấn đề giao dịch chuyển nhượng vốn
Trong giao dịch về chuyển nhượng vốn có yếu tố nước ngoài thì việc các nhà đầu tư băn khoăn là liệu họ có quyền tự quyết phương thức chuyển nhượng, liệu họ có được thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán ở nước ngoài, hoặc chuyển khoản ở nước ngoài. Phạm vi bài viết sẽ giải quyết vấn đề này
- Giải quyết vấn đề
Giao dịch về chuyển nhượng vốn có yêu tố nước ngoài tại Việt Nam thuộc giao dịch ngoại hối chịu sự điểu chỉnh của Pháp lệnh ngoại hối và Luật đầu tư.
Các giao dịch về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp do doanh nghiệp mở hoặc tài khoản vốn đầu tư gián tiếp do nhà đầu tư mở tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Phương thức thanh toán trong giao dịch chuyển nhượng vốn được thực hiện theo các bước như sau: Nhà đầu tư mua vốn hoặc mua cổ phần của công ty Việt Nam sẽ chuyển số tiền chuyển nhượng vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. Sau đó tiền từ tài khoản này sẽ chuyển vào tài khoản người bán ở nước ngoài hoặc trong nước.
Quy đinh trên là khá khó thực hiện trên thực tế vì các bước trên không quy định một cách chi tiết và rõ ràng mà phải tổng hợp nhiều điều khoản thuộc Pháp lệnh, Thông tư ngân hàng nhà nước. Mục đích của việc quy định phương thức thanh toán như trên được hiểu là để cơ quan nhà nước Việt Nam kiểm soát về vấn đề thuế.
Thiết nghĩ, quy định trên là khó thực hiện trên thực tế vì nó quá lòng vòng và gây lãng phí cho nhà đầu tư. Ví dụ công ty 100% vốn Việt Nam bán phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài, lúc tiến hành mua bán thì công ty Việt Nam không có tài khoản vốn góp vì ngân hang yêu cầu Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy đăng ký kinh doanh có tên nhà đầu tư nước ngoài mới mở được tài khoản này, dẫn đến nhà đâu tư không thanh toán được tiền mua phần vốn góp, đây trở thành câu chuyện con gà và quả trứng cái nào có trước! Ngoài ra, Viêc thanh toán tiền chuyển nhượng qua tài khoản trung gian thì ngân hang sẽ thu phí chuyển ra chuyển vào và cũng đợi mất một khoản thời gian.
Tuy nhiên, nếu thả nổi cho nhà đầu tư tự quyết toán với nhau thì có thể thất thoát rất lớn nguồn thuế thu nhập từ các giao dịch M&A có yếu tố nước ngoài.
Do đó, chúng tôi kiến nghị Ngân hàng nhà nước ban hành thông tư quy định rõ rang phương thức thanh toán tiền giao dịch chuyển nhượng vốn góp, cổ phần. Bãi bỏ điều kiện mở tài khoản vốn góp phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có tên nhà đầu tư nước ngoài.
Thật vậy, ngày nay giao dịch chuyển nhượng vốn là nhu cầu mà các công ty đều có lúc cần đến. Việc trang bị kiến thức về luật trong mảng chuyển nhượng giúp các công ty, tổ chức, doanh nghiệp có thể chủ động trong mọi hoạt động của mình, đồng thời cũng tránh được những rủi do liên quan đến giao dịch tương ứng.
Tin tức khác
Liên hệ với chúng tôi
Điền thông tin của bạn vào đây