Tư vấn cách giải quyết tranh chấp bản quyền tại Việt Nam

Sáng tạo tác phẩm là một quá trình lao động tư duy và trí tuệ của chính tác giả. Có thể nói rằng, tác phẩm hình thành mang dấu ấn nghệ thuật của tác giả, đồng thời hướng tới phục vụ các giá trị văn hóa, giáo dục cũng như kinh tế cho cộng đồng xã hội. Với vai trò và ý nghĩa như vậy, nhà nước đang dần hoàn thiện các chính sách pháp luật, tạo ra cơ chế pháp lý không chỉ để bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, mà còn tạo động lực, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của chủ thể, đóng góp các giá trị tinh thần cũng như vật chất cho đời sống con người.

Thực trạng tranh chấp bản quyền tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, thực trạng xâm phạm quyền tác giả xảy ra khá phổ biến, hầu hết ở các lĩnh vực như nhiếp ảnh, báo chí, biểu diễn, âm nhạc, điện ảnh, phần mềm máy tính,... Bên cạnh những cơ hội mà công nghệ số đem lại, nó cũng chính là thách thức lớn đối với tác giả và/hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan trong việc chống lại các hành vi xâm phạm bản quyền ngày càng tinh vi. Đặc biệt hơn nữa, những tranh chấp bản quyền cũng diễn biến khá phức tạp khi mà các Bên tranh chấp không tìm được tiếng nói chung trong cơ chế giải quyết.

Một ví dụ điển hình liên quan đến vở diễn “Thủa ấy xứ Đoài” của đạo diễn Việt Tú, được xây dựng chương trình sân khấu thực cảnh tại Sài Sơn, Chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội). Nhà đầu tư là tập đoàn Tuần Châu đã ký hợp đồng để đạo diễn Việt Tú quyền sáng tạo chương trình này. Tháng 6.2017, ê-kíp chương trình đã ra mắt công chúng vở diễn này nhưng sau khi chương trình diễn được 10 buổi thì tập đoàn Tuần Châu ngừng hợp tác với đạo diễn Việt Tú. Sau đó, nhà đầu tư thuê đạo diễn mới thực hiện chương trình mới mang tên Tinh hoa Bắc Bộ. Đạo diễn Việt Tú cho hay, chương trình này đã sử dụng toàn bộ khung cảnh do chính đạo diên tạo dựng cho “Thủa ấy xứ Đoài”. Chính vì lý do này, giữa hai Bên đã xảy ra tranh chấp về bản quyền.

Một ví dụ khác liên quan đến tranh chấp bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc trong năm 2018 gần đây. Nhiều người phát hiện ca khúc “Rời bỏ” do ca sỹ Hòa Minzy thể hiện giống đến 90% ca khúc “Đừng thương hại anh” do nhạc sĩ Minh Âu sáng tác, và từng thể hiện ở phòng trà cách đây 3 năm. Đáng nói hơn nữa, “Rời bỏ” được giới thiệu là tác phẩm của Vũ Huy Hoàng. Nhạc sỹ Vũ Huy Hoàng đã đưa ra bằng chứng là file Project của bản phối khi toàn bộ bài hát do nhạc sĩ Đoàn Minh Vũ giữ cũng như các tin nhắn và file đính kèm liên quan đến bài hát trong Yahoo Mail, có cụ thể ngày giờ.

Giải quyết tranh chấp bản quyền tại Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao cho tác giả và/hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan các quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm bản quyền của mình bằng cách lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau, chẳng hạn như áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm bản quyền.

Khi có tranh chấp bản quyền xảy ra, tác giả và/hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan nên liên hệ trực tiếp với tổ chức hành nghề luật sư/tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan để được hỗ trợ tư vấn về mặt pháp lý. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về bản quyền tác giả, TVLaw sẽ đại diện cho khách hàng để tiến hành các thủ tục cần thiết để giải quyết tranh chấp bản quyền tại Việt Nam, cụ thể theo quy trình như sau:

Bước 1. Xác định hành vi xâm phạm bản quyền

TVLaw  sẽ đại diện cho khách hàng xem xét và đánh giá hành vi xâm phạm bản quyền, từ đó, đưa ra hướng giải quyết ban đầu cho khách hàng, cụ thể như chỉ ra các hành vi vi phạm trong hợp đồng bản quyền; và/hoặc, lập vi bằng nguồn chứng cứ vi phạm; và/hoặc, gửi nôi dung vi phạm/dấu hiệu bị nghi ngờ vi phạm đến Trung tâm Giám định quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả để tiến hành giám định.

Bước 2. Đại diện giải quyết tranh chấp bản quyền dựa trên tinh thần hợp tác

TVLaw  sẽ thay mặt khác hàng gửi thư khuyến cáo đến Bên tranh chấp với khách hàng; đồng thời, có thể tổ chức gặp mặt trực tiếp để thương lượng, hòa giải với Bên tranh chấp trên tinh thần thiện chí và hợp tác.

Bước 3. Đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm

Nếu như việc thương lượng và hòa giải không thành, TVLaw  sẽ đại diện cho khách hàng gửi hồ sơ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với Bên tranh chấp có hành vi xâm phạm bản quyền; đồng thời yêu cầu Bên vi phạm phải  chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Bước 4. Khởi kiện vụ việc tranh chấp theo thủ tục tố tụng

Nếu khách hàng có yêu cầu, TVLaw sẽ đại diện cho khách hàng khởi kiện ra tòa án nhân dân hoặc trọng tài thương mại có thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Trường hợp phát hiện có yếu tố hình sự, TVLaw sẽ gửi hồ sơ sang cơ quan Công an để khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.

Liên hệ với chúng tôi

Điền thông tin của bạn vào đây