Hợp đồng quản lý khách sạn - HMA
I. Hợp đồng quản lý khách sạn
Cùng với sự phát triển vượt trội của du lịch, hiện nay các đơn vị quản lý và vận hành khách sạn ngày nay có thể đa dạng hơn trong việc hợp tác với các chủ khách sạn, chủ đầu tư dự án để có thể phát triển (xây dựng, quản lý, vận hành) khách sạn một cách hiệu quả.
Theo đó, các chủ khách sạn bổ nhiệm (các) đơn vị quản lý và vận hành khách sạn để vận hành khách sạn theo các tiêu chuẩn, và bảng kế hoạch kinh doanh – ngân sách định sẵn và đơn vị quản lý khách sạn sẽ nhận. Dưới hình thức khai thác này, các chủ sở hữu có thể linh hoạt để lựa chọn đơn vị quản lý và vận hành khách sạn theo một trong các phương án dưới đây (tùy theo nhu cầu, ngân sách và các tiêu chuẩn nhất định), bao gồm:
Phương án sử dụng các đơn vị quản lý và vận hành khách sạn chuyên nghiệp
Phương án sử dụng các đơn vị quản lý và vận hành khách sạn mới nổi trong và ngoài nước
Phương án tự quản lý và vận hành thông qua các công ty con
Vì vậy, dù dưới bất kỳ hình thức quản lý và vận hành nào thì chủ khách sạn và các đơn vị quản lý, vận hành đều phải sử dụng hợp đồng quản lý và vận hành khách sạn (Hotel Management Agreement – HMA) như một công cụ, vừa để hạch toán, phân định quyền và nghĩa vụ của các bên đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết các bất đồng (nếu có).
II. Nội dung hợp đồng quản lý khách sạn
Đối với mỗi mỗi hợp đồng quản lý khách sạn thì những điều khoản dưới đây là cần thiết và cần được thảo luận kỹ lưỡng, cụ thể:
(1) Các định nghĩa và giải thích
(2) Bổ nhiệm Nhà Quản Lý
(3) Thời hạn quản lý khách sạn;
(4) Trách nhiệm của Nhà Quản Lý, chủ đầu tư: (i) Nghĩa vụ chung, (ii) Ngân sách, (iii) Nhân sự, (iv) Sổ sách, (v) Khách thuê mặt bằng và khách lưu trú, (vi) Bảo trì, bảo dưỡng, (vii) Các dịch vụ và mua sắm, (viii) Dịch vụ của tập đoàn, (ix) Giấy phép, (x) Tuân thủ luật pháp, (xi) Thanh toán các loại thuế, (xii) Giao dịch với công ty liên kết, (xiii) Các dịch vụ bổ sung, (xiv) Thông báo cho chủ sở hữu, (xv) Cam kết và đảm bảo của Nhà Quản Lý
(5) Chi phí vận hành khách sạn: (i) Chi phí vận hành khách sạn, (ii) Chi phí hoàn lại cho nhà quản lý, (iii) Chi phí nhà quản lý tự chi trả
(6) Vốn hoạt động và tài khoản ngân hàng: (i) Tài khoản hoạt động khách sạn, (ii) Vốn lưu động/hoạt động, (iii) Vốn dự phòng, (iv Quỹ dự phòng FF&E
(7) Sổ sách, chứng từ, kế toán: (i) Sổ sách, chứng từ, kế toán, (ii) Báo cáo định kỳ, (iii) Cáo bạch hàng năm
(8) Phí quản lý và thanh toán cho Nhà Quản Lý: (i) Phí quản lý cơ sở/cơ bản, (ii) Phí thưởng, (iii) Thanh toán cho nhà quản lý, (9) Các chỉ tiêu đánh giá (thực hiện), (10) Góp vốn của nhà quản lý;
(11) Bảo hiểm
(12) Sử dụng nhãn hiệu/thương hiệu
(13) Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp khách sạn
(14) Bán khách sạn;
(15) Phá hủy, thiệt hại, tạm ngừng kinh doanh
(16) Khu vực bị hạn chế;
(17) Chấm dứt hợp đồng
(18) Thông báo
(19) Giải quyết tranh chấp
(20) Thông tin bảo mật
(21) Các quy định chung: (i) Không cạnh tranh, (ii) Quyền kiểm tra của Chủ Sở Hữu, (iii) Hiệu lực từng phần, (iv) Quyền của bên thứ ba, (v) Từ bỏ, (vi) Điều khoản toàn bộ, (vii) Giải thích, (viii) Luật áp dụng, (ix) Giới hạn trách nhiệm của Chủ Sở Hữu
(22) Vận hành khách sạn
(23) Các phụ lục: (i) Mẫu báo cáo của GM cho Chủ Sở Hữu, (ii) Báo cáo lợi nhuận/thua lỗ, (iii) Mẫu kế hoạch kinh doanh và ngân sách hàng năm, (iv) Bảng kê ngân hàng, (v) Báo cáo doanh thu, (vi) Chi phí hoạt động/quỹ FF&E.
III. Một số rủi ro pháp lý trong giao kết và thực hiện hợp đồng HMA
- Hình thức pháp lý của giao dịch không phù hợp, có thể dẫn tới vô hiệu về mặt hình thức.
- Nội dung giao dịch không thể thực hiện được trên thực tế hoặc có điều khoản trái pháp luật, có khả năng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ giao dịch
- Không xác định được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Không dự báo được các rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong tương lai ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của doanh nghiệp/nhà đầu tư, gây khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp.
- Không có các điều khoản phòng ngừa các vi phạm hợp đồng cũng như các chế tài xử lý vi phạm.
Ngoài những rủi ro đó, hợp đồng quản lý khách sạn đặt ra cho chủ sở hữu khách sạn, đơn vị quản lý và vận hành nhiều vấn đề pháp lý phải giải quyết, chẳng hạn:
(i) việc xác định luật áp dụng cho vấn đề sáng tạo, đăng ký, khai thác và sử dụng các sản phẩm trí tuệ – điển hình là các thương hiệu gắn liền với Khách Sạn có thuộc phạm trù điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
(ii) việc phân biệt giữa hợp đồng nhượng quyền – franchise agreement với hợp đồng quản lý khách sạn theo quy định của Luật Thương Mại và Bộ Luật Dân Sự 2015;
(iii) việc xác định trách nhiệm của chủ sở hữu và đơn vị quản lý, vận hành khách sạn đối với vấn đề thuê mướn, quản lý nguồn nhân sự theo quy định của pháp luật lao động.
Việc tạo dựng một hành lang pháp lý giúp xác định rõ ràng, đầy đủ bản chất của hợp đồng quản lý khách sạn, sẽ giúp các bên tránh được những tranh chấp, bất đồng hoặc ít nhất việc giới thiệu những quy định như vậy sẽ giúp các cơ quan tài phán có cái nhìn toàn diện, đồng nhất và thống nhất khi phải giải quyết những vấn đề phát sinh từ đó thúc đẩy ngành dịch vụ, du lịch phát triển.
IV. Kinh nghiệm của Luật sư TVlaw
Luật sư của TVlaw đã chủ trì và tham gia các vòng đàm phán các dự án quản lý các sản phẩm nghỉ dưỡng với các đối tác nước ngoài có tên tuổi thương hiệụ nổi tiếng như:
+ Khu nghỉ dưỡng Intercontinental Đà Nẵng,
+ Crown Plaza Phú Quốc Starbay Resort,
+ Khu nghỉ dưỡng Premier (Bao gồm cả Đà Nẵng và Phú Quốc),
+ Khách sạn Làng Pháp, khách sạn Novotel, Mercure, MGallery, khách sạn JW Mariott và Ritz Carlton Resort, Renaissance, Westin, New World Phú Quốc Resort, Cocobay Viceroy Wonderland Resort, khách sạn Movenpick Phú Quốc …
Toàn bộ các thương hiệu nổi tiếng về sản phẩm nghỉ dưỡng này đều được quản lý bởi Tập đoàn quản lý khách sạn InterContinetial Hotel Group (IHG), Tập đoàn Accor Hotel Group, Tập đoàn Mariott Hotel Group, Tập đoàn Roosewood Hotel Group, Tập đoàn Viceroy Hotel Group, Tập đoàn Capella Hotel Group, Tập đoàn Dreams Hotel Group, Tập đoàn Movenpick Hotel Group…
Dịch vụ tư vấn hợp đồng
- Tư vấn và soạn thảo hợp đồng
- Rà soát các dự thảo hợp đồng do khách hàng cung cấp; phân tích rủi ro pháp lý đối với mỗi giao dịch để khách hàng quyết định giao kết hoặc không giao kết.
- Thẩm định và cho ý kiến pháp lý đối với các hợp đồng đã ký kết và đang trong quá trình thực hiện; lưu ý và cảnh báo các rủi ro; đề xuất giải pháp khắc phục, sửa đổi hợp đồng.
- Đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt quan hệ hợp đồng.
- Theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng sau khi ký kết để đảm bảo quyền lợi của khách hàng; đôn đốc khách hàng thực hiện các quyền và tuân thủ các nghĩa vụ hợp đồng, tránh các thiệt hại có thể phát sinh.
- Đại diện khách hàng làm việc với đối tác để giải quyết các vướng mắc, tranh chấp quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, chấm dứt hợp đồng.
- Tư vấn và cử luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các vụ việc tranh chấp hợp đồng tại cơ quan tòa án, trọng tài.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ để được hướng dẫn:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÂM VIỆT
Địa chỉ: Số 21 A ngõ 110 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 19006565
Email: luatsu@tvlaw.vn
Tin tức khác
Liên hệ với chúng tôi
Điền thông tin của bạn vào đây